Tháng 7-2008:Trình hồ sơ công nhận di sản Phong Nha - Kẻ Bàng lần 2

Tháng 7-2008:Trình hồ sơ công nhận di sản Phong Nha - Kẻ Bàng lần 2

Rừng cây bấch xanh ở Phong Nha-Kẻ Bàng
TTO - Đầu tháng 7-2008, Bộ Văn hoá-thể thao-du lịch và tỉnh Quảng Bình sẽ trình hồ sơ lên Tổ chức Giáo dục-khoa học và văn hoá (UNESCO) nhóm họp tại Canada, đề nghị công nhận Phong Nha-Kẻ Bàng (PN-KB) là di sản thiên nhiên thế giới lần thứ 2 về tiêu chí đa dạng sinh học.

Những sinh cảnh quan trọng cho bảo tồn tại chỗ và giá trị đa dạng sinh học của PN-KB là tiêu chí mà VN sẽ trình lên UNESCO tại cuộc họp tới. Theo tổ chức bảo tồn động thực vật WWF, PN-KB là một trong 200 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới, là 2 trong số 60 vùng chim quan trọng của VN, có kiểu rừng nhiệt đới cây lá kim với ưu thế là loài cây bách xanh trên núi đá (rộng hơn 1.000ha) độc nhất vô nhị trên trái đất, dưới tán là loài lan hài phân bố trên núi đá ở độ cao từ 700-1.000m.

PN-KB còn có 15 kiểu rừng được xác định là đem lại tính đa dạng của các hệ sinh thái, trong đó có kiểu rừng có tầm quan trọng trên thế giới. PN-KB có 2.651 loại thực vật bậc cao, 735 loài động vật có xương sống, 369 loài côn trùng. Trong đó có 116 loại thực vật và 129 loài động vật có tên trong Sách đỏ VN và thế giới, 28 loài động thực vật bị đe doạ  nguy cấp mức toàn cầu. Do đặc điểm vừa là hệ núi đá vôi, vừa là núi đất và hang động nên PN-KB là sinh cảnh phù hợp cho 9/21 loài linh trưởng, 46 loài dơi (chiếm 43% tổng số loài dơi ở VN) đang sinh sống.

Các nhà khoa học VN và thế giới cũng nhận định, do tính đa dạng sinh học và giá trị tiềm ẩn của mình nên PN-KB sẽ là vùng dịch vụ khoa học có giá trị cho công tác bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái, đem lại hiệu ích xã hội cho cộng đồng. PN-KB có thể so sánh được với những vườn quốc gia, những di sản thiên nhiên khác của các nước trên thế giới.

Hiện hồ sơ sẽ trình UNESCO do Bộ Văn hoá-thể thao-du lịch và UBND tỉnh Quảng Bình thực hiện đã được bổ sung nhiều cứ liệu quí, cũng như minh chứng và đáp ứng được các tiêu chí của UNESCO đề ra.

LAM GIANG

This content was originally posted on http://bauchovn.blogspot.com/ © 2008 If you are not reading this text from the above site, you are reading a splog

 

0 comments:

Đăng nhận xét